Âm nhạc thời kỳ Baroque (1600-1700)

Vào cuối thế kỷ 16, khi tính phức điệu thời Phục hưng vẫn còn đang thịnh hành, những tiến triển mới ở Ý đã bắt đầu làm thay đổi âm giọng và cấu trúc của âm nhạc. Rất nhiều nhạc sĩ Ý không thích phong cách đối âm của những Người Hà Lan. Mong ước được tranh đua với nền âm nhạc cổ điển điển hình của người Hy Lạp, họ thích những cấu trúc ít phức tạp hơn, được biểu lộ bằng những sự tương phản thường gây xúc động, chủ đề dễ hiểu và sự tác động lẫn nhau của các giọng hát và nhạc cụ. Những yếu tố như thế trở nên đặc biệt nổi bật trong thể loại opera, một thể loại lần đầu tiên được trình diễn ở Florence vào cuối thế kỷ 16 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 17 bởi nhà soạn nhạc người Ý Claudio Monteverdi. Những thể loại mới khác của thanh nhạc (vocal music) gồm có cantata và oratorio.


(Ảnh: internet)

Khí nhạc cũng ngày càng trở nên nổi bật trong suốt thế kỷ 17 này, thường ở hình thức một tác phẩm đối âm liên tục với sự phân chia không rõ ràng giữa các đoạn hoặc các chương, nó đã sinh ra những cái tên như ricercare, fantasia và fancy. Một phong cách sáng tác thứ hai được tạo bởi những bộ phận tương phản, thường ở những kết cấu cũng một chủ điệu và đối âm, hình thức này được biết đến là canzona hoặc sonata. Rất nhiều bản khí nhạc được dựa trên những giai điệu hoặc bè trầm đã có sẵn; chúng  gồm có chủ đề và các biến tấu, passacaglia, chaconne và chorale prelude. Các tác phẩm theo nhịp vũ khúc thường được gộp chung thành các suite (tổ khúc). Cuối cùng các nhà soạn nhạc đã phát triển các bản nhạc theo các phong cách ứng tác (ngẫu hứng) cho các nhạc cụ đàn phím, những bản nhạc loại này được gọi là prelude, toccata và fantasia. Với sự gia tăng của các thể loại mới ở thế kỷ 17, một vài khái niệm cơ bản về cấu trúc âm nhạc đã bị biến đổi, đặc biệt là ở Ý. Thay vì viết những bản nhạc mà trong đó tất cả các giọng từ soprano tới bass tham gia một cách bình đẳng vào hoạt động âm nhạc, các nhà soạn nhạc chỉ tập trung vào các phần của soprano hay bass và đơn thuần lấp đầy những khoảng trống còn lại bằng những hợp âm. Sự cách quãng chính xác của những hợp âm không quan trọng và các nhà soạn nhạc thường cho phép người chơi đàn phím ứng biến chúng. Các thuật ngữ như basso continuo và figured bass liên quan đến bè trầm và việc lấp đầy âm, cái làm thành một bố cục được sử dụng tất cả các thể loại âm nhạc, đặc biệt là các bài hát solo.

Một sự cách tân quan trọng khác của thế kỷ 17 đã biến phong cách hay thay đổi của âm nhạc gần cuối thời phục hưng sang một phong cách đặc trưng bởi các yếu tố nhiều tương phản, người ta biết đến nhiều cái tên khác nhau như concertato, concertate và concerto, từ concertare (tiếng Latin nghĩa là “sát cánh chiến đấu”). Những tương phản xuất hiện ở nhiều cấp độ âm nhạc, chẳng hạn như các nhạc cụ tương phản hoặc mật độ tương phản của âm thanh, ví dụ như với một nhạc cụ solo đối đáp cùng một nhóm nhạc cụ, những tỉ lệ tương phản của tốc độ và những mức độ tương phản của âm lượng. Những đặc trưng tương phản này được tạo nên để ganh đua hay luân phiên bằng một nhạc cụ khác nhằm tạo ra một phong cách âm nhạc năng nổ và kích động, được áp dụng vào âm nhạc viết cho mọi loại nhạc cụ cũng như cho giọng hát và được dùng cho mọi hình thức và thể loại.

Các nhà soạn nhạc nổi tiếng của thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 này bao gồm: các nhạc sỹ người Ý Arcangelo Corelli, Alessandro Scarlatti, Domenico Scarlatti và Antonio Vivaldi, các nhạc sỹ người Đức Dietrich Buxtehude và Heinrich Schutz , nhạc sỹ người Anh Henry Purcell , nhạc sỹ người Pháp gốc Ý Jean Baptiste Lully, và nhạc sỹ người Pháp Jean Philippe Rameau.

Về cuối thế kỷ 17, một hệ thống những mối liên hệ hoà âm gọi là “khoá nhạc” bắt đầu thống trị âm nhạc. Sự phát triển này tạo cho nền âm nhạc một trào lưu ngầm những mối liên hệ tầm xa giúp gọt giũa đi một vài chỗ còn thô của những đối âm trong phong cách thời đầu Baroque. Đến đầu thế kỷ 18 các nhạc sĩ đã đạt tới một sự kiểm soát chắn chắn đối với những bắt buộc phức tạp của khóa nhạc. Cũng đến thời kỳ này, họ đã từ bỏ trên quy mô lớn quan niệm về sự thay đổi thường xuyên trong “Điệu” (mood) và đã bắt đầu ưa thích một phương pháp có mức độ hơn và đồng nhất hơn. Thường một bản nhạc hay chương nhạc hoàn chỉnh là một soạn thảo công phu của một năng lực cảm xúc được gọi là “làm xúc động”. Sự kiểm soát đối với khóa nhạc và sự nhấn mạnh vào các điệu đơn trên quy mô lớn đã dẫn đến cảm xúc bảo đảm và chắc chắn trong âm nhạc thời kỳ này, kể cả âm nhạc của hai nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức cuối thời Baroque là Johann Sebastian Bach và George Frideric Handel.

L.T.H (NCD)

Nhận xét