Tìm hiểu về một số các thuật ngữ chuyên môn âm nhạc phổ biến

Có khá nhiều người lớn khi học đệm piano và có cơ hội được học các thuật ngữ chuyên môn âm nhạc phổ biến như Bậc, Thang âm, Scale, Âm giai, Trường Canh, Điệu thức, Điệu tính, Gam, Giọng, Chord thường lúng túng để có thể hiểu và áp dụng chính xác các thuật ngữ lý thuyết âm nhạc này. Nói chung, các sách và tài liệu lý thuyết âm nhạc trên mạng bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài thường dùng không nhất quán các thuật ngữ này và do đó đã vô hình trung làm cho những học viên tay ngang gặp khá nhiều khó khăn trong việc hiểu về những thuật ngữ này và một khi đã không hiểu tường tận chức năng của chúng thì chắc chắn sẽ khó để có thể đọc và hiểu cách sử dụng chúng.


(Ảnh: internet)

Nếu phải diễn giải những thuật ngữ chuyên ngành âm nhạc như trên theo lối hàn lâm âm nhạc thì sẽ gây khó khăn cho người học piano vì quá cao siêu và mơ hồ. Ví dụ, trong các sách dạy âm nhạc tại các nhạn viên thì Điệu Thức được định nghĩa như là một hệ thống các mối tương quan giữa những âm ổn định và âm không ổn định và là nhân tố tổ chức mối tương quan độ cao của các âm thanh trong âm nhạc. Đọc như vậy, học viên người lớn tay ngang sẽ rất khó hiểu, đầu óc rối tung. Do đó, để diễn đạt lại cho dễ hiểu, cần minh họa các thuật ngữ này qua một ví dụ cụ thể.

Ví dụ:

Trong âm nhạc thì có 12 nốt nhạc là C C# D D# E F F# G G# A A# B và khi cầm một bài nhạc lên xem, người chơi nhạc trước hết cần xác định xem đây là bài hát thuộc thể loại nào, dân ca vùng miền của Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản hay là bài hát theo lối nhạc tây phương? Giả sử như bài hát theo lối dân ca quan họ Bắc Ninh chẳng hạn thì số âm thanh của chúng sẽ là 5 (vì là điển hình cho âm nhạc phương Đông) hay nói một cách khác là có 5 nốt nhạc. Còn nếu như bài hát thuộc thể loại nhạc phương tây thì chúng sẽ có 7 âm thanh hay còn gọi là 7 nốt nhạc. Mỗi nốt nhạc trong 7 nốt nhạc này được gọi là một Bậc, như vậy sẽ có 7 Bậc và chúng sẽ được gọi chung lại là Thang Âm hay còn gọi là Âm Giai (tiếng Anh gọi là Scale) là một tập hợp của 8 nốt nhạc từ thấp đến cao được chọn từ 12 nốt nhạc C C# D D# E F F# G G# A A# B ở trên. Như vậy, chúng ta có Thang Âm Ngũ Cung (5 nốt nhạc) hay Thất Cung (7 nốt nhạc) trong ví dụ trên. Tuy nhiên, không phải tất cả các Bậc trong Thang Âm này đều có Trường Canh (khoảng cách âm thanh) như nhau mà các Trường Canh của từng Bậc có thể sẽ là một trong các trường hợp sau: 1/2 cung, 1 cung, 1 cung rưỡi, thậm chí là 2 cung. Có nhiều loại Thang Âm khác nhau ví dụ như Thang Âm Thất Cung Trưởng Thứ Cơ Bản, Thang Âm Ngũ Cung, Thang Âm Blues, Jazz. Chẳng hạn, đối với Thang Âm thất cung thì tùy theo bài hát đó có tính chất buồn hay vui và từ đây phát sinh ra một khái niệm mới đó là Điệu Thức. Nếu bài hát có tính chất vui thì chúng ta có Điệu Thức Trưởng (tiếng Anh gọi là Major) và ngược lại nếu bài hát đó có tính chất buồn thì sẽ có Điệu Thức Thứ (tiếng Anh gọi là Minor). Các Điệu Thức Trưởng và Điệu Thức Thứ còn được gọi là Trưởng Tự Nhiên, Thứ Tự Nhiên. Ngoài ra, chúng còn được chia nhánh ra thêm hình thức Trưởng Hòa Thanh, Thứ Hòa Thanh và Thứ Giai Điệu.

Ví dụ minh họa: Âm giai Đô trưởng sẽ có 7 Bậc và 7 nốt nhạc với khoảng cách giữa chúng như sau:

Chủ âm + 1 cung + 1 cung + ½ cung + 1 cung + 1 cung + ½ cung.

Bước tiếp theo, mỗi người trong chúng ta thì có người hát giọng cao, có người thì hát giọng trung, giọng thấp hay nói cách khác là chúng ta hát hay phát ra âm thanh ở các âm vực (nấc âm thanh) khác nhau chứ không phải ai cũng có cùng một âm vực, cho nên việc tìm cho đúng giọng của người hát cho bài hát được gọi là Điệu Tính hay còn được gọi một cách khác là Giọng (tiếngAnh gọi là Tonality và tiếng Pháp gọi là Tonalifé mà thường được đọc trại ra tiếng Việt là Tông). Sau khi đã xác định được Điệu Thức và Điệu Tính của bài hát thì công việc tiếp theo của người chơi là đưa các Hợp Âm (bao gồm các loại như hợp âm 3 nốt, hợp âm 4 nốt, …) mà tiếng Anh gọi là Chord và tiếng pháp gọi là Gamme mà khi Gamme được đọc trại ra tiếng Việt thì gọi là Gam) tiêu biểu cho Điệu Tính ấy vào trong bài hát để tạo nên phần đệm nền cho bài hát.

Trong một Bài Hát (Song) thì bao gồm các thành phần: Motif hay Motive (Mô-Típ hay Đoạn nhạc khởi ý), Phrase (Câu nhạc), Section (Đoạn Nhạc hay Khúc Nhạc hay Nhạc Khúc). Trong đó, Mô-Típ là thành phần nhỏ nhất nhưng quan trọng nhất, nhiều Mô-Típ kết hợp với các thành phần khác tạo thành Câu nhạc, nhiều Câu nhạc tạo thành Đoạn nhạc và nhiều Đoạn nhạc sẽ tạo thành Bài hát.

Như vậy, chỉ qua một ví dụ minh họa điển hình như trên, giờ đây mọi người đã có thể dễ hiểu hơn về các thuật ngữ âm nhạc này rồi nhé.

Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người và đó cũng là một phương tiện tuyệt vời để truyền tải cảm xúc. Âm nhạc tạo nên một lối sống tốt, một tư duy và khả năng sáng tạo cao. Vậy tại sao chúng ta không chọn cho mình một nhạc cụ yêu thích và bắt đầu khám phá những giai điệu ngay bây giờ?!

Hiện nay có rất nhiều mẫu mã đàn piano đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu người chơi dặt biệt cho người mới tập chơi. Tuy nhiên với những người chưa từng có kinh nghiệm thì lựa chọn được chiếc piano phù hợp không hề đơn giản.


(Ảnh: chụp màn hình)

Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu PIANO HUY CƯỜNG

Chuyên PIANO CƠ, PIANO ĐIỆN, GUITAR, SAXOPHONE, DRUM… 

đã qua sử dụng Nhập Khẩu trực tiếp từ Nhật.

Showroom PIANO HUY CƯỜNG

Địa Chỉ : 187/7E Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Bình Thạnh, Tp.HCM, Việt Nam.

Chi Nhánh 2: Số 28 đường 24 (Gần Metro Bình Phú), Quận 6, tpHCM, Việt Nam.

Chi Nhánh 3: Kios 14 Đại Lộ Độc Lập, Bình Dương, Việt Nam.

Chi Nhánh 4: PIANO School Of Music & Performing Arts, Vinhomes Tân Cảng, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, p22, Bình Thạnh, tpHCM, Việt Nam.

Tài trợ Piano cơ piano điện cho trường nhạc nhẹ MPU, trường Quốc Tế Việt Úc.

Hotline: 0934 033 649 (Mr Cường) – 0972 004 554 (Ms Nhi)

Email: sales@pianohuycuong.com

http://pianohuycuong.com

(Ảnh: pianohuycuong)

Bình Khanh (tổng hợp)

Nhận xét