Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh MV mới của Sơn Tùng MTP

Mỗi lần ra mắt sản phẩm mới, Sơn Tùng M-TP đều gây chú ý và lần này, với There's no one at all cũng không ngoại lệ. Ca khúc tạo ấn tượng vì đây là sáng tác đầu tiên Sơn Tùng sử dụng toàn bộ tiếng Anh, kết hợp với các nhà sản xuất nổi tiếng, trong đó có Chris Gehringer - người đã tạo ra các sản phẩm âm nhạc của Gwen Stefani, Rihanna, Lady Gaga, Drake, Demi Lovato... để chỉnh sửa và xử lý âm thanh cho ca khúc. Sơn Tùng cũng hợp tác với Jacob McKee trong khâu chỉnh sửa hình ảnh MV.

Hình ảnh trong MV There's no one at all của Tùng

Tuy nhiên, sự chú ý từ cộng đồng dành cho There's no one at all không chỉ nằm ở giai điệu mà lời ca và hình ảnh trong MV cũng được quan tâm, nói đúng hơn là gây tranh cãi dữ dội. Trong MV, Sơn Tùng M-TP vào vai một đứa trẻ lớn lên mà không biết ba mẹ mình là ai. Vì thiếu giáo dục và tình thương, đứa trẻ ấy sống nổi loạn, không ngại vi phạm pháp luật, dùng bạo lực để giải quyết các sự việc. Nhân vật nhiều lần bất lực trước sự bắt nạt của bạn bè trong trường, không có ai bên cạnh để an ủi, động viên. 

Về phần lời ca, Sơn Tùng M-TP khắc hoạ sự cô đơn, nhiều tổn thương của một người trẻ không còn tin vào xung quanh, chỉ muốn thoát khỏi thực tại. Ca khúc nhắc lại nhiều lần câu hát There's no one at all (tạm dịch: Không một ai cả).

Đáng chú ý, ở phần cuối MV, nhân vật mà Sơn Tùng M-TP hoá thân nhảy từ tầng cao xuống, như một cách kết liễu chuỗi ngày tồn tại nhiều bi thương. Ở đoạn kết gây nhiều tranh cãi này, 2 lần câu hát Không một ai cả được vang lên, cho thấy sự tuyệt vọng, cô đơn của nhân vật.

Chiếc áo in tên của nhóm nhạc rock Nirvana được Sơn Tùng mặc trong MV. Thủ lĩnh của nhóm nhạc này tự sát vào năm 27 tuổi để lại nhiều nuối tiếc cho khán giả.

Ông Lưu Đình Phúc, Cục Trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, sẽ kiểm tra và sớm xử lý nếu nội dung vi phạm, có tác động xấu đến xã hội.

Chuyên gia nghiên cứu tội phạm học PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn chia sẻ,  trẻ em độ tuổi chưa thành niên, chưa hoàn thiện về nhận thức, nhân cách, luôn có tâm lý muốn khám phá, thể hiện bản thân, đồng thời rất nhạy cảm, dễ bị lôi cuốn vào những hành vi lệch chuẩn, tiêu cực.

“Vì đang trong độ tuổi đối mặt với nhiều biến động nên những nội dung tác động đến các em đều phải cẩn trọng, phải hướng đến sự tích cực, lành mạnh, an toàn. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, các trào lưu văn hóa và đặc biệt là internet, mạng xã hội ảnh hưởng rất mạnh đến các em nhưng điều đáng nói, là các em chưa đủ nhận thức để minh định đúng, sai dễ bị dẫn dắt đến các hành vi tiêu cực nếu bên cạnh không có thầy cô, gia đình”, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn cho biết.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến trái chiều:


B.K (tổng hợp)

Nhận xét